Các nguyên nhân gây sẩy thai trên heo nái và 4 bước kiểm soát !
(20:43:28 PM 25/10/2016)
Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến heo nái sẩy thai, chúng ta chỉ thường nghĩ đến các bệnh cơ bản như tai xanh (PRRS), bệnh sẩy thai truyền nhiễm (parvovirus) hay do thời tiết quá nóng...Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sẩy thai trên heo nái từ các nguyên nhân có tính truyền nhiễm cho đến các nguyên nhân không có tính truyền nhiễm.
Để giúp độc giả có một cái nhìn tổng quan nhất khi đối mặt với vấn đề sẩy thai trên heo nái, bài viết sẽ xoay quanh việc trả lời 2 câu hỏi mang tính chất thực tiễn cao:
- Thứ nhất: Có tất cả những nguyên nhân nào có thể dẫn đến việc heo nái bị sẩy thai và đặc điểm đặc trưng của từng nguyên nhân đó → giúp nhận diện nguyên nhân.
- Thứ hai: Các hành động trong thực tế cần làm khi phát hiện heo nái bị sẩy thai → giúp xử lý hậu quả.
VietDVM.com hy vọng bài viết này có thể giúp cho quý độc giả dễ dàng chẩn đoán và xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, tránh những tổn thất không đáng có.
- Heo cảm nhiễm ở giai đoạn bắt đầu của thời kỳ mang thai thì gây chết phôi và heo nái chậm lên giống.
- Khi cảm nhiễm phôi sau ngày 35 của kỳ có mang, sự "hóa gỗ" có thể xảy ra ở một số phôi thai hay toàn bộ, thai chết ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên kích thước thai gỗ cũng khác nhau.
- Nếu cảm nhiễm chậm hơn sẽ sinh ra những heo con chết lúc mới sinh.
Khoảng 105 – 110 ngày tuổi. (tuần gần cuối của giai đoạn mang thai)
- Bệnh có thể gây ra hiện tượng thai chết lưu, làm kéo dài thời gian mang thai lên khoảng 120 ngày.
- Đẻ ra thai chết khô có màu nâu đặc trưng, hoặc đẻ non, heo con yếu, heo con thở thể bụng.
- Tăng tỷ lệ lên giống lại, chậm độc dục trở lại sau khi cai sữa, động dục giả.
5
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm do Brucella suis.
Tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.
- Nếu lây qua quá tình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sẩy thai.
- Nếu nhiễm muộn hơn thì thường gây chết lưu thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao, khó nuôi.
- Trước khi sảy thai heo nái tiêu chảy, mệt mỏi, không ăn, âm hộ sưng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ âm hộ.
6
Bệnh lép tô (leptospira)
85-110 ngày tuổi (thời kỳ con nái chửa kỳ hai).
- Nái ít khi bị sảy thai ở thời kỳ chửa cuối.
- Sảy thai thường rơi vào nái hậu bị và nái kiểm định.
- Nái có thể đẻ đúng hạn nhưng một số thai chết, số còn lại sức yếu và chết trong vòng một vài ngày sau đẻ.
7
Streptococcus
Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn Klebsiella
Eudomonas
Dấu hiệu thần kinh tương tự có thể xảy ra trong bệnh Aujeszky, bệnh glässers hoặc ngộ độc muối hay thiếu nước uống trầm trọng
8
Nguyên nhân không truyền nhiễm
Sảy thai và vô sinh theo mùa
12-35 ngày tuổi và khi thai đã trưởng thành.
- 70% của tất cả các ca sảy thai rơi vào loại này.
- Thường có những biểu hiện trên nái trước khi sảy xảy ra.
- Nhưng nên nhớ rằng có thể có tiêu phôi ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai sớm (trước 35 ngày) và thường là không nhìn thấy được.
9
Điều kiện chuồng nuôi và chăm sóc kém:
- Thiếu ánh sáng, nóng quá, lạnh quá.
- Vận động quá mạnh, bị đánh đập.
- Ngộ độc.
- Stress.
- Phản ứng vaccine.
- Vệ sinh kém…
Nhiều lứa tuổi
- Thời gian chiếu sáng lý tưởng 12-16h/ngày.
- Nhiệt độ cao (>32ºC) có liên quan với tăng số lần lên giống giả, tăng tỷ lệ chết phôi, giảm tỷ lệ sinh và trọng lượng heo con sơ sinh thấp.
- Ảnh hưởng nặng nề nhất vào giai đoạn phôi bám vào tử cung hoặc khi heo sinh sản.
10
Dinh dưỡng kém (tình trạng biến hóa dị dưỡng).
- Thiếu chất → heo nái phải sử dụng các mô trong cơ thể của chúng để duy trì sự cân bằng năng lượng của cơ thể.
- Heo nái vẫn ăn uống bình thường, ăn thức ăn vào buổi sáng nhưng trục xuất thai vào buổi chiều.
- Các bào thai này hoàn toàn bình thường.
- Cơ chế căn bản là do sự tiêu biến của hoàng thể.
11
Do thức ăn bị mốc, nước bị ô nhiễm.
Nhiều lứa tuổi
- Số lượng và chất lượng thức ăn, nước uống không tốt. Độc tố nấm mốc zearalenone và zearaleno cản trở quá trình thụ thai và phôi bám vào tử cung gây vô sinh, chết phôi, heo con sinh ra yếu.
- Một loại độc tố nấm mốc khác, fumonisin gây viêm phù phổi cấp tính trên heo, heo nái khi khỏi bệnh cấp tính, thường bị sảy thai sau 2 – 3 ngày.
12
Ít được tiếp xúc với heo đực
Nhiều lứa tuổi.
- Đối với một số heo nái, pheromone của heo nọc là bắt buộc phải có để duy trì thai.
- Nên có sự hiện diện của heo nọc trong khu vực của heo nái từ ngày phối cho đến ngày đẻ hoặc ít nhất trong 21 ngày đầu của thai kỳ.
Tuy nhiên trong thực tế, để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, ngoài các kiến thức cơ bản như trên bạn còn cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng khác.
Khi phát hiện heo nái bị sẩy thai, các bạn có thể tham khảo 4 bước hành động cụ thể như sau:
- Bước 1: Gửi xác heo con đi xét nghiệm xem có bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) nào không? Trong khi chờ đợi kết quả chúng ta tiến hành bước 2.
- Bước 2: kiểm tra tổng thể các vấn đề trong trại theo trình tự như bảng sau đây.
Bảng 2: Trình tự các câu hỏi cần đặt ra để giải quyết vấn đề sảy thai
stt
Câu hỏi
Khuyến cáo
1
Tỷ lệ heo nái sẩy thai?
Hơn 1,5% là có vấn đề.
2
Tuổi thai bị sẩy?
Làm phương pháp loại trừ để có hướng chẩn đoán nghi ngờ (dựa vào kiến thức của mỗi người – bảng 1)
3
Nái có yếu, mệt mỏi không?
Nếu có là có thể nái bị bệnh rồi sẩy thai. Không do nguyên nhân cơ học.
4
Nếu nái bình thường, chỉ sẩy thai thôi?
Có thể do nguyên nhân không truyền nhiễm làm nó sẩy thai.
5
Việc này xảy ra có theo mùa không?
Nếu có thì có thể do sinh lý tự nhiên của con vật (trong tự nhiên, heo nái có 1 mùa sinh sản trong năm, nên lần mang thai khác mùa có xu hướng bị sảy).
6
Sảy thai xảy ra tại một số vị trí nhất định trong trại?
Nếu có là có thể do môi trường tại đó
7
Heo con còn tươi và còn sống không?
Nếu có là có thể do môi trường, không phải nguyên nhân truyền nhiễm.
8
Có heo con hóa gỗ không?
Nếu có là có thể do viêm nhiễm
9
Tình hình những con nái khô trong trại như thế nào, có bình thường không?
Nếu có bất thường thì có thể có vấn đề về môi trường
10
Chuồng nái có ướt, đọng nước hay ọp ẹp, thiếu ánh sáng không?
Nếu có bất thường thì có thể có vấn đề về chuồng trại, môi trường.
11
Hệ thống thông gió có làm heo nái bị lạnh hay nóng quá không?
Nếu có bất thường thì cần điều chỉnh lại hệ thống thông gió.
12
Khi mang thai, heo nái có tiếp xúc với heo bệnh nào không?
Nếu có thì có thể do heo lây bệnh từ đó.
13
Nái có giảm ăn không?
Điều chỉnh chế dộ dinh dưỡng hoặc giờ cho ăn hoặc số lần cho ăn/ngày cho phù hợp và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho heo nái
14
Thức ăn có tốt không hay bị ẩm mốc?
Kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm, lưu kho và loại bỏ thức ăn hư hại.
15
Ánh sáng có đủ theo quy định không? cả về thời gian lẫn cường độ ánh sáng (bóng đèn có bụi, mạng nhện, bị hư).
Quy định là ít nhất 14 giờ/ngày. (bạn đọc được tờ báo trong góc tối nhất → đạt yêu cầu).
16
Có stress gì bất thường xảy ra không?
Cải thiện những vấn đề còn bất cập.
17
Nái có bị bệnh gì trước đó không, ví dụ như: què do nhiễm trùng, viêm bàng quang, viêm thận…?
Nếu có thì có thể chings là nguyên nhân làm nái sẩy thai.
- Bước 3: Dựa vào bảng 2 xử lý toàn bộ các vấn đề bất thường trong trại như: nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh, thông gió, nước, thức ăn, stress (tiếng ồn,…).
- Bước 4: Căn cứ vào bảng 1, bảng 2 và kết quả xét nghiệm bào thai → có kết luận cuối cùng:
+ Nếu là nguyên nhân truyền nhiễm: dùng thuốc tùy thuộc vào mầm bệnh.
+ Nếu không phải là nguyên nhân truyền nhiễm: sau khi khắc phục môi trường, nước, thức ăn → dùng thuốc bổ trợ sức khỏe cho heo nái (vitamin C, B-complex, điện giải).
Dù trong thực tế việc chẩn đoán và điều trị thành công bất kỳ một trường hợp sẩy thai nào cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm cho đến kỹ năng của người điều trị. Tuy nhiên, hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để chủ động và thành công hơn trong việc xử lý khi heo nái sẩy thai.