Tầng 18, tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội 0243 7685 666 info@tigervet.com.vn
Tigervet - Thuốc, vắc xin thú y

Tigervet - Thuốc, vắc xin thú y

Tiếng Việt English
Tigervet
Tigervet
Xem chi tiết >
Liên hệ
Liên hệ
Xem chi tiết >
Vắc xin
Vắc xin
Xem chi tiết >
vACCINE cho gà
vACCINE cho gà
Xem chi tiết >
Vaccines cho chó
Vaccines cho chó
Xem chi tiết >
Vaccines cho heo
Vaccines cho heo
Xem chi tiết >
Thuốc thú y
Thuốc thú y
Xem chi tiết >
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh
Xem chi tiết >
Thuốc bổ trợ
Thuốc bổ trợ
Xem chi tiết >
Tư vấn
Tư vấn
Xem chi tiết >
đỐI TÁC
đỐI TÁC
Xem chi tiết >
Bootstrap Slider

Sản phẩm nổi bật

Tin tức nổi bật

Thống kê truy cập

Đang online: 1

Hôm qua: 77

Tháng này: 2605

Đã truy cập: 163454

Bệnh suyễn heo

(00:10:30 AM 04/01/2017)

Còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương hay hô hấp mãn tính do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra và là một trong những bệnh đường hô hấp quan trọng nhất trên heo.

 Bệnh thường xảy ra ở heo trên 6 tuần tuổi, lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe, hoặc vi khuẩn có thể theo không khí đi xa đến 2 - 3 km để gây bệnh trong điều kiện thời tiết thích hợp. Heo nái, heo hậu bị mang trùng mà không biểu hiện bệnh là nguồn lây bệnh quan trọng cho heo con.

Đặc trưng của bệnh là tỷ lệ mắc bệnh rất cao, nhưng tỷ lệ chết thấp (khoảng 10%). Tuy nhiên, thiệt hại bệnh gây ra rất lớn do:

- Heo trong đàn chậm lớn, lớn không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao dẫn đến giảm năng suất thịt và lợi nhuận. 

- M.hyopneumoniae tấn công vào đường hô hấp trên của heo, làm hư hại hệ thống lông nhung và tiết nhiều dịch nhày dẫn đến tính thanh thải niêm dịch của đường hô hấp giảm, mở đường cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp khác tấn công, đồng thời, bệnh còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó heo dễ bị bội nhiễm các bệnh hô hấp cấp tính như: tụ huyết trùng, Glasser, phổi dính sườn, tai xanh, cúm,… với tỷ lệ mắc bệnh và chết cao (20 - 80%).

Triệu chứng:

Biểu hiện triệu chứng nặng hay nhẹ và thiệt hại kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố như: heo có bị bội nhiễm vi khuẩn hay virus khác hay không và điều kiện môi trường, chăm sóc, quản lý tốt hay không.

Heo không sốt, ăn uống bình thường, lông thô, chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, thường ho khan từng tràng dài, nhiều nhất vào lúc chiều tối hay sáng sớm, sau khi vận động, thường ngồi kiểu chó ngồi để ho.                               

 

* Trường hợp heo bị bội nhiễm các bệnh hô hấp khác:

Các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn: Sốt cao, bỏ ăn; Chảy nhiều dịch mũi ướt, nhày hoặc đóng cục ở mũi; Ho nhiều, nặng; Thở khó, thở nhanh, thở nặng nhọc; Hay nằm mệt mỏi hoặc ngồi kiểu chó ngồi để ho.

 

Bệnh tích

Phổi viêm, tập trung thành từng vùng rộng lớn, có giới hạn rõ rệt giữa vùng phổi viêm và vùng không bệnh. Các chỗ viêm dần bị nhục hóa, gan hóa. Bệnh tích đặc trưng là phổi bị nhục hóa hoặc gan hóa đối xứng ở thùy đỉnh và thùy tim. 

 

Trị bệnh

* Thuốc kháng sinh: 

-  Kháng sinh trộn thức ăn hoặc pha nước uống 7 - 14 ngày: 

- Kháng sinh tiêm bắp:

 

Phòng bệnh

- Đảm bảo điều kiện môi trường nuôi thông thoáng, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và mật độ nuôi vừa phải.

- Áp dụng “cùng vào, cùng ra” là biện pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh. Chênh lệch về lứa tuổi của heo trong đàn không quá 3 tuần. 

- Heo mua về phải cách ly theo dõi 1 tháng trước khi nhập đàn.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng trong chuồng và quanh trại 1 - 2 lần/tuần. 

- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo heo khỏe và sức đề kháng tốt theo từng lứa tuổi. Thường xuyên bổ sung các loại thuốc bồi dưỡng như: Multivitamin, B.Complex C, Vimekat plus, Vitamin ADE, Vime C 1000.

- Tẩy các loại giun đường tiêu hóa, giun phổi, sán,… lúc 40 ngày tuổi 

- Tiêm phòng bệnh suyễn cho heo hậu bị trước khi phối giống và heo con lúc 1 và 2 tuần tuổi.

- Áp dụng quy trình phòng bằng kháng sinh ở các lứa tuổi thường mắc bệnh như sau:

Lưu ý: Để tránh tình trạng vi khuẩn lờn thuốc, nên:

1. Khi heo dứt triệu chứng hô hấp vẫn tiếp tục cấp thuốc thêm 1 - 2 ngày nữa.

2. Luân phiên thay đổi các kháng sinh phòng và trị bệnh.

3. Nên chọn kháng sinh điều trị khác với loại kháng sinh dùng để phòng bệnh.